中文︱Vietnamese
 

Toyota và các Chính sách, chuẩn mực

  Thương hiệu Toyota được sửa đổi từ Toyoda, tên người sáng lập hãng ôtô lớn nhất Nhật Bản, một niềm tự hào của nhật bản trên toàn thế giới khi mà Toyota chiếm lĩnh vị trí ngôi vua trong thị trường ô tô toàn cầu.

  Sự lớn mạnh của thương hiệu Toyota đã tạo một dấu ấn mạnh mẽ trong các ngành công nghiệp. Cách quản lý, điều hành của Toyota đã được đúc kết ra những bài học cho các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, tạo nên một hiệu ứng toàn cầu trong quản lý mang thương hiệu Toyota, qua các buổi hội thảo, qua những cuốn sách phát hành: “The Toyota Way”; “Toyota Talent”; “Toyota Process”.

  Vào những năm 1950, Khái niệm về sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing hay Lean Production) được xây dựng và phát triển từ quá trình thực tiễn Hệ thống sản xuất của Toyota ở, Và sau đó, Cách quản lý sản xuất Toyota đã trở nên nổi tiếng và được biết đến nhiều hơn khi họ thực sự áp dụng hiệu quả hệ thống sản xuất khớp thời gian_không lãng phí thời gian trong sản xuất (Just-In-Time). Ngày nay, Toyota thường được xem là một trong những công ty sản xuất hiệu quả nhất trên thế giới và là công ty đã đưa ra những chuẩn mực trong quản lý sản xuất và điển hình áp dụng sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing).

  Học thuyết, các nguyên tắc, các chuẩn mực và các mô hình quản lý & sản xuất của Toyota sẽ là những bài học luôn có giá trị trong quản lý sản xuất và quản lý chất lượng hiện nay và sau này.


Khi số lượng trở thành chiến lược.

  “Không ngừng cải tiến” là 1 chiến lược mà Toyota đã theo đuổi và qua đó thương hiệu Toyota đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới, Khi đã trở thành thương hiệu toàn cầu, Toyota đã cố gắng tạo nên một đột phá để tiến thêm bước nữa, để nhằm chiếm lĩnh vị trí hàng đầu thế giới về thị phần ngành xe hơi, năm 2007 với 9,51 triệu xe xuất xưởng, Toyota đã chính thức vượt qua General Motors để trở thành hãng sản xuất xe lớn nhất thế giới về mặt sản lượng.


Công nhân Toyota lắp ráp xe Prius trong một nhà máy ở miền trung nước Nhật - Ảnh: Reuters

  Nhưng chỉ 1 sai lầm trong chiến lược phát triển, đặt mục tiêu “số lượng” làm mục tiêu phát triển mà không đồng thời xem trọng chất lượng trong chiến lược, Toyota đã vô hình đã tạo nên một đám mây đen bao quanh thương hiệu Toyota trên toàn cầu, cũng như đã tạo thành một “cơn bão” lớn trong ngành công nghiệp Ô tô của thế giới. Hàng loạt sản phẩm của Toyota gặp sự cố trong thời gian qua, từ tấm thảm lót sàn đến chân ga và sự cố về chân thắng của hàng loạt dòng sản phẩm mang thương hiệu Toyota.

  Với những đợt thu hồi xe lên đến hàng triệu sản phẩm, số lượng xe thu hồi trong thời gian qua khoảng 8,5 triệu xe trong đó bao gồm xe của 8 dòng sản phẩm phẩm: RAV4 đời 2009-2010; Corolla đời 2009-2010; Matrix đời 2009-2010; Avalon đời 2005-2010; Camry đời 2007-2010; Highlander đời 2010; Tundra đời 2007-2010 và Sequoia đời 2008-2010, thậm chí chính Toyota cũng phải tạm thời cho dừng sản xuất một số dòng xe hơi sau khi phát sinh khiếu nại về chất lượng xe Toyota gây ra tai nạn cho người sử dụng. Và sự cố kém chất lượng đã tạo nên một hội chứng tâm lý cho người tiêu dùng khi cân nhắc việc mua, đổi xe và cho những ai đang sử dụng xe thương hiệu Toyota. Và cuối tháng 02 năm 2010 chủ tịch tập đoàn Toyota ông Akio Toyoda ra điều trần trước các nghị sỹ của quốc hội Mỹ về hàng loạt sự cố của sản phẩm Toyota liên quan đến sự an toàn cho công dân Mỹ khi sử dụng.

  Khi theo đuổi chính sách số lượng, Toyota đã gần như bỏ quên chính sách chất lượng, chính sách mà đã tạo nên một thương hiệu Toyota tầm cỡ có mặt trên thị trường xe hơi thế giới và không những thế Toyota đã mang sứ mạng của nền kinh tế quốc gia_Nhật bản. Thế nên khi Toyota gặp khủng hoảng về việc thu hồi hàng triệu sản phẩm, Một Giáo sư nổi tiếng ở một trường đại học, đã phát biểu rằng: “Tình hình này, Nhật bản sẽ như chìm xuống đại dương”, và ông cũng nhấn mạnh rằng: “Nếu Toyota gặp vấn đề về sức khỏe thì Nhật bản cũng sẽ lâm bệnh”.
Từ một thương hiệu được định hình trên thế giới bằng chính sách chất lượng đã mang tính toàn cầu thì ngày nay thương hiệu toyota đã phải trả giá đắt cho việc chạy theo số lượng mà quên đi chất lượng: chất lượng không thể tách rời trong quá trình hình thành và duy trì một thương hiệu trên thị trường.


Chất lượng không thể thiếu và luôn gắn liền với sự phát triển

  Trong quá trình cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường ngoài yêu tố về giá cả thì chất lượng cũng là một trong những yếu tố cạnh tranh luôn được quan tâm trong các chiến lược kinh doanh. Chất lượng của sản phẩm có thể kéo người tiêu dùng đến với một thương hiệu, tạo nên một sự phát triển, tạo nên một vị trí cho sản phẩm, tạo nên một “chỗ đứng” của thương hiệu trên thị trường. Và cũng chính yếu tố chất lượng sẽ có thể tạo nên một khoảng cách, đẩy người tiêu dùng tránh xa thương hiệu của bạn, đẩy sản phẩm của bạn ra khỏi thị thường.

  Một khi chất lượng không được xem trọng trong các chính sách phát triển của sản phẩm thì sản phẩm tạo ra sẽ có một sự thay đổi trong tương lai, đó là sự thay đổi về chất lượng của sản phẩm, một sự thay đổi sẽ dẫn đến một loạt hệ luỵ ngay sau đó, từ sự thay đổi về niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm đến sự thay đổi về thị phần trong kinh doanh và sự thay đổi lớn nhất mà có thể gắn liền với sự tồn tại đó là sự thay đổi về hình ảnh của bạn trong thị trường là sự thay đổi niềm tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu.

Lê Thanh Hoàng (Michael-QA VACT)
 

 

回上層目錄

除商業用途,歡迎轉載。
轉載時請勿更改、刪減、或增加任何文字;並請註明出處。
以上文字或圖片若有侵害到任何人的權益,請來信至dcc@act-ioi.com.tw。